Hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, xử lý sai sót trực tiếp cho những giao dịch phát sinh trên thiết bị tính tiền của đơn vị khi cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo tiêu chuẩn của cơ quan thuế… Ngoài ra, điều này giúp giao dịch với khách hàng minh bạch, thuận tiện hơn, từ đó làm tăng độ tin cậy từ khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng đến tham quan mua sắm.

Riêng về phần mềm, có công ty Phần Mềm Vàng đã tích hợp chức năng xuất hóa đơn điện tử ngay trong phần mềm quản lý mua bán vàng, việc tích hợp này mang đến các lợi ích thiết thực cho người dùng như sau: 

1. Đúng qui định: 
Đáp ứng qui định của Tổng Cục Thuế là khởi tạo hóa đơn điện tử ngay trên máy tính tiền, nghĩa là máy tính thực hiện giao dịch với khách hàng phải có chức năng khởi tạo hóa đơn điện tử!

2. Tiết kiệm thời gian: 
Với việc tích hợp này, nhân viên kế toán vào cuối ngày không phải nhập lại thông tin của từng hóa đơn nữa vì thông tin đã được tích hợp vào phần mềm, nghĩa là đã được chuyển từ phần mềm quí khách đang dùng đến phần mềm xuất hóa đơn điện tử của nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Nhanh chóng & tiện lợi! Tiết kiệm thời gian còn được thể hiện ở việc thời gian triển khai nhanh chóng, chỉ gói gọn trong vòng 02 ngày làm việc

3. Chính xác: 
Cùng với việc tiết kiệm thời gian, việc tích hợp này còn đảm bảo tính chính xác cho hóa đơn điện tử được xuất. 

4. An toàn, bảo mật: 
Bỏ qua mọi nghi ngờ về việc dữ liệu không an toàn khi “kết nối” với cơ quan thuế, gói ứng dụng của Phần Mềm Vàng vừa đáp ứng được yêu cầu của Tổng Cục Thuế là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền vừa đáp ứng được mong muốn của chủ doanh nghiệp là tất cả thông tin còn lại như thống kê hàng tồn, thống kê lượng tiền mặt, dẻ (vàng hồi, vàng thu đổi)… vẫn được bảo mật tại máy chủ (server). 

Giấy bảo đảm đúng là cơ sở xác định giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng và đã được áp dụng từ lâu đời trong ngành cũng như tại doanh nghiệp của quý khách. Tuy nhiên, giấy bảo đảm lại không được cơ quan nhà nước công nhận như hóa đơn điện tử bởi lẽ hóa đơn điện tử ngoài việc phải có đầy đủ thông tin yêu cầu còn phải đáp ứng các yêu cầu khác để đảm bảo dữ liệu cơ quan thuế nhận về được đồng nhất.

Minh họa mẫu hóa đơn điện tử ngành vàng bạc đá quý như sau: 

mau hoa don dien tu phan mem vang 3

                                            Mẫu minh họa do Phần Mềm Vàng cung cấp 

Câu trả lời là chắc chắn bởi lẽ ngoài các thông tin theo qui định, quý khách có thể đưa vào logo hay màu sắc nhận diện của thương hiệu vào hóa đơn điện tử như minh họa bên dưới, miễn sao bảo đảm hiển thị đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. 

mau hoa don dien tu phan mem vang 3

Minh họa hóa đơn điện tử ngành vàng bạc đá quý 

Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP của chính phủ bắt buộc các cá nhân, tổ chức khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ phải dùng hóa đơn điện tử, với nhiều tính năng nổi trội như: 

  • Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn.
  • Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.

Căn cứ theo Thông Tư số 32/2011/TT-BTC thì Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Hiện tại mẫu hoá đơn điện tử chỉ có 2 chỉ tiêu người mua và người bán, do đó người bán không nhất thiết phải là kế toán, có thể là người bán hàng, nhân viên kinh doanh, … Do tính chất kết nối internet nên kế toán trong thời gian nghỉ cũng có thể bật máy tính lên và có thể khởi tạo hoá đơn điện tử mọi nơi, mọi lúc và gửi qua email cho khách hàng, đảm bảo đúng quy định của Luật quản lý thuế là hoá đơn xuất đúng thời điểm.

Theo Luật kế toán 2015 số 88/2015/QH13 và Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, bên bán cần lưu trữ hóa đơn điện tử trong vòng 10 năm giống như lưu trữ hóa đơn giấy. Việc lưu trữ hóa đơn giúp doanh nghiệp có những căn cứ xác thực khi xảy ra rủi ro, nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý có thể xảy ra trong tương lai.

Doanh nghiệp cần tiến hành lưu trữ hóa đơn điện tử ít nhất 2 file luôn đi cùng nhau là file thể hiện nội dung nghiệp vụ của hóa đơn (file PDF) và file dữ liệu hóa đơn (phổ biến nhất là file XML).

– File PDF là file thể hiện nội dung kinh tế nghiệp vụ của hóa đơn điện tử có dạng như 1 tờ hóa đơn thông thường. Tuy nhiên vì đây là bản thể hiện của file XML nên file PDF hoặc bản in này không có giá trị pháp lý.

– File XML là file chứa dữ liệu của toàn bộ hóa đơn, file có giá trị pháp lý nếu chưa bị sửa đổi.

Đối với khách hàng (bên mua) thì có thể không cần phải lưu trữ hóa đơn mà có thể tra cứu trực tiếp trên website của bên bán.

Ngoài ra, nếu cẩn thận thì khách hàng có thể tải file hóa đơn về để lưu trữ. Việc lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử giúp bên mua chủ động hơn, tránh tình trạng phụ thuộc vào phần mềm hóa đơn bên bán sử dụng.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC: Bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2022.

Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được xem như một mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp được áp dụng với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Những hình thức hoá đơn điện tử bao gồm:

– Hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế;

– Hóa đơn điện tử không có mã cơ quan thuế;

– Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế

Đối tượng có thể sử dụng hoá đơn khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế là những doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, đang có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người dùng theo 8 loại hình kinh doanh sau:

– Trung tâm thương mại

– Siêu thị

– Bán lẻ hàng tiêu dùng

– Ăn uống

– Nhà hàng, khách sạn

– Kinh doanh vàng bạc đá quý

– Bán lẻ thuốc tân dược

– Dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác

Như vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vàng bạc sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

– Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó; có thể được hiểu như con dấu điện tử của một doanh nghiệp.

– Chữ ký điện tử là một phần không thể tách rời của hóa đơn điện tử giúp xác thực hóa đơn điện tử đó là của đơn vị điện lực phát hành.

– Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

– Chứng thư điện tử sử dụng để ký trên hóa đơn điện tử, đảm bảo: Chống từ chối bởi người ký và đảm bảo tính toàn vẹn của hóa đơn điện tử trong qua trình lưu trữ, truyền nhận.

Hiện tại các nhà cung cấp hóa đơn điện tử đều gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng dưới dạng link tra cứu và đính kèm file rất thuận tiện. 

Riêng với nhà cung cấp hóa đơn điện tử Mắt Bão Invoice, việc tra cứu rất đơn giản: 

  • Khách hàng có thể bấm vào link để tra cứu hóa đơn của mình theo các thông tin đã được cung cấp.
  • Hoặc khách hàng có thể truy cập vào trang matbao.in/tra-cuu-hoa-don có thể import file XML để kiểm tra hóa đơn.
  • Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng công cụ này rất tiện lợi đó là truy cập trang web www.hoadon.online, đây là một công cụ được Mắt Bão Invoice phát triển hoàn toàn miễn phí giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm tra hóa đơn điện tử của bất kỳ nhà cung cấp nào khi có file XML, công cụ này còn giúp cho các bạn có thể kiểm tra nhanh tính hợp lệ của hóa đơn, ngoài ra có thể kiểm tra được doanh nghiệp có rủi ro về thuế.
mau hoa don dien tu phan mem vang 1
error: Content is protected !!