Theo Khoản 2, Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
-Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ -quan thuế.
-Không bắt buộc có chữ ký số.
-Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn/tra thông tin trên Cổng thông tin điện tử về hóa đơn) khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
=>Như vậy, theo quy định hiện hành, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh không bắt buộc phải có chữ ký số.
“Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT) quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về thuế suất như sau:
“Điều 8. Thuế suất
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”
Giá tính thuế
Căn cứ theo Khoản 17 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu / (1 + thuế suất)
Ví dụ: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng / (1 + 10%) = 100 triệu đồng.”
Dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, trong đó nội dụng quy định, hướng dẫn về giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.”