Xử lý như sau:
Đối với bên bán hàng mới: Xuất hóa đơn tài chính cho mặt hàng bán đi
Đối với bên mua:
- Nếu là Doanh nghiệp: xuất hóa đơn tài chính thanh lý mặt hàng cũ đã qua sử dụng
- Nếu là Cá Nhân : Lập hợp đồng, biên bản bàn giao, biên bản thanh toán tiền cho việc thu mua hàng đã qua sử dụng
Về hoạt động thu mua sản phẩm cũ và bán lại sản phẩm mới thì chúng ta tách ra 2 nghiệp vụ:
- Khi bán các sản phẩm mới thì chúng ta vẫn lập hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền giao cho khách hàng theo giá bán mà chúng ta niêm yết.
- Đối với sản phẩm mà chúng ta thu mua lại: Nếu xác định các sản phẩm này là tài sản của cá nhân không kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ được phép lập một bảng kê để lập cho sản phẩm mua vào theo quy định của thông tư số 78 năm 2014 của Bộ Tài Chính được sửa đổi năm 2015 để chúng ta hạch toán giá trị mua vào. Trong bảng kê này chúng ta cũng phải thực hiện lập giá trị theo đúng với quy định thực tế vì nếu chúng ta lập bảng kê mua vào này xác định giá trị mua vào mà không sát với thực tế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nghiệp vụ giá trị mua vào này tại thời điểm mua vào.
Luật Quản lý thuế: Khi bán hàng hóa (món hàng mới), người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo quy định của pháp luật.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 96/2015/T1-BTC ngày 22/6/2015: Khi Doanh nghiệp mua tài sản hợp pháp (món hàng cũ) của cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra thì Doanh nghiệp được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo
Thông tư số 78/2014/TT-BIC
Trước đây, theo điểm 2.14 theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
*2.14. Tổ chức, cá nhân mua, bán vàng, bạc, đá quý nếu mua của cá nhân không kinh doanh, không có hóa đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.”