Hóa đơn điện tử

Đối với hóa đơn điện tử chỉ cần có file hóa đơn điện tử là được. Hiện tại trên thị trường đang có một số công cụ để giúp người mua có thể kiểm tra online hóa đơn như thông tin người mua, người bán có chính xác không, chữ ký số còn hiệu lực hay không và người nộp thuế có còn đang hoạt động hay không.

Mắt Bão Invoice hiện đang là một trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ này.

  • Đối với hành vi lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế thì hành vi này có thể bị phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng.
  • Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì có thể bị phạt tiền từ 3 đến 8 triệu đồng.

Quy định này đã được Chính Phủ ban hành vào năm 2020.

Việc xuất hóa đơn điện tử là bắt buộc từ ngày 1/7/2022, đối với các lĩnh vực cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Dịch vụ cầm đồ cũng không ngoại lệ, vẫn phải thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử như lĩnh vực kinh doanh vàng.

Về logo và bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thiết lập các mẫu hoá đơn gửi đến khách hàng.

Thông thường các tiệm vàng sẽ để logo ở phía góc trên cùng bên trái cũng như là để logo ở background làm nền cho hóa đơn điện tử để tăng sự nhận diện của thương hiệu. Việc này hoàn toàn có thể thiết lập một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua phần mềm hóa đơn điện tử và nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.

Theo quy định của Luật quản lý thuế – Nghị định 123, khi chúng ta bán hàng thì sẽ phải lập hóa đơn của toàn bộ giá trị hàng bán ra. Trong trường hợp trả chậm, trả góp thì chúng ta sẽ ghi nhận trên thỏa thuận với khách hàng. Việc thanh toán, tiến độ thanh toán sẽ do các bên thỏa thuận với nhau. Về phía quy định pháp luật thì chúng ta vẫn thực hiện lập hóa đơn với tổng giá trị mà chúng ta bán ra.

Xuất hóa đơn với giá trị đúng giá trị hàng hóa dù đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


Chỉ những máy tính giao dịch trực tiếp với khách hàng cần tích hợp chức năng xuất hoá đơn điện tử. Những máy tính chỉ dùng để in tem đơn thuần hay dùng cho chủ doanh nghiệp xem báo cáo, thống kê hàng ngày thì không cần tích hợp chức năng xuất hóa đơn điện tử.

-Về thời gian bắt buộc sử dụng HDDT Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/7/2022.

-Về việc các doanh nghiệp không bắt buộc sử dụng HDDT theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1.7.2022 nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
+Thành lập trong thời gian từ ngày 17.9.2021 đến hết ngày 30.6.2022.
+Chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in… thì
cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
==> Không thấy quy định về mức xử phạt chậm chuyển đổi sử dụng HDDT

  • Về nội dung xuất hóa đơn cho người mua hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn tài chính:
  • Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
    Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. + Theo Điều 16, Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/9/2010, trường hợp khách hàng mua lẻ đơn hàng trị giá dưới
    200.000 đồng và không lấy hóa đơn thì Không cần phải lập hóa đơn từng lần, nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Cuối ngày các bạn phải lập một hoá đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.


Về việc xuất hóa đơn chi khoản đặt cọc: Theo hướng dẫn tại Công văn 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ tài chính gửi Hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam: “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng, nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này. Bộ Tài chính trả lời Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam biết để hướng dẫn các hội viên, các doanh nghiệp biết để thực hiện.” Như vậy: Nhận tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì KHÔNG phải lập hóa đơn. Về thời điểm lập hóa đơn : Căn cứ khoản 2,3 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau: 2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư
xây dựng). 3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. => Như vậy thời điểm lập hóa đơn gia công là thời điểm hoàn thành dịch vụ


*Về xuất hóa đơn và thuế:
Căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:


“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…”
    *Về việc kê khai theo pp trực tiếp hay pp khấu trừ thuế GTGT:
  • Tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
  1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phát sinh về vàng.
  • Tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bản, chế tác vàng bạc, đá quý:
  1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
    *Về vấn đề phải chi trả tiền khi khách hàng xử dụng dịch vụ gia công trang sức thì chi phí hợp lệ cần giấy tờ gì:
  • Nếu là trường hợp phải bồi thường tiền do làm hư, hỏng trang sức của khách hàng thì cần: Chứng từ thanh toán ( Phiếu chi, ủy nhiệm chi), biên bảng xác nhận việc làm hư, hỏng trang sứcthể hiện tình trạng trang sức và mức bồi thường.
  • Mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra
error: Content is protected !!