Hóa đơn điện tử


Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau:
“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

  1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
    => Như vậy thời điểm lập hóa đơn là thời điểm khách hàng nhận được hàng


Xử lý hóa đơn sai mã số thuế người mua
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp hóa đơn điện tử có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn,
sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:


(1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày. tháng … năm”.
(2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn
bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Trường hợp hóa đơn điều chỉnh, thay thế lại tiếp tục có sai sót
Các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện tại hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu. ( theo Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT- BTC)


Theo công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của tổng cục thuế
1) Trường hợp người mua là Doanh nghiệp:

  • Người mua phải phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế giá trị gia tăng. 2) Trường hợp người mua là cá nhân
  • Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn thì lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế giả
    trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn bán hàng có kèm theo số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn, lý do trả hàng .
    Theo công văn 5839/CT-TTHT ngày 20/2/2017 của Cục thuế TP Hà Nội
    3) Cách kê khai hàng bán trả lại:
  • Các bạn sẽ kê khai điều chỉnh giảm trực tiếp trên các chỉ tiêu của Tờ khai 01/GTGT kỳ phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại
  • Bên bán hay còn gọi là bên bị trả: Kê khai ÂM hoặc trừ đi giá trị hóa đơn trả lại vào các Chỉ tiêu Hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mức thuế suất tương ứng của doanh nghiệp theo chỉ tiêu 23-33.


Gía trị xuất hóa đơn là giá niêm yết chưa trừ chi phí trả cho sàn TMĐT và đơn vị vận chuyển. Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng là chi phí bán hàng doanh nghiệp yêu cầu sàn TMĐT và đơn vị vận chuyển xuất hóa đơn để được tính chi phí và khấu trừ thuế GTGT


Nếu người mua không có nhu cầu lấy hóa đơn thì áp dụng như sau:

  • Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
    Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. + Theo Điều 16, Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/9/2010, trường hợp khách hàng mua lẻ đơn hàng trị giá dưới 200.000 đồng và không lấy hóa đơn thì Không cần phải lập hóa đơn từng lần, nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Cuối ngày các bạn phải lập một hoá đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Theo Khoản 2, Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

-Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ -quan thuế.
-Không bắt buộc có chữ ký số.
-Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn/tra thông tin trên Cổng thông tin điện tử về hóa đơn) khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
=>Như vậy, theo quy định hiện hành, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh không bắt buộc phải có chữ ký số.

“Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT) quy định về đối tượng chịu thuế như sau: 

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế 

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.” 

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 Luật Thuế Giá trị gia tăng quy định về thuế suất như sau: 

“Điều 8. Thuế suất 

3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. 

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau: 

“Điều 11. Thuế suất 10% 

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.” 

Giá tính thuế 

Căn cứ theo Khoản 17 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định như sau: 

“17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT. 

Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu / (1 + thuế suất) 

Ví dụ: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng / (1 + 10%) = 100 triệu đồng.” 

Dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, trong đó nội dụng quy định, hướng dẫn về giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.”

error: Content is protected !!